Trả lời: Đi du học Hàn Quốc bạn được phép làm thêm sau 6 tháng nhập học. Thơi gian làm thêm là 20 tiếng/tuần (trung bình 3-4 tiếng/ngày). Vào các kỳ nghỉ sẽ không giới hạn thời gian làm thêm. Lương làm thêm trung bình từ 850- 1300 USD/tháng (tương đương với 18- 28 triệu VNĐ).
Câu hỏi thường gặp khi đi du học Hàn Quốc
Câu 1. Điều kiện để được nhận học bổng chuyên ngành của Hàn Quốc?
-
Trả lời: Đạt trình độ tiếng Hàn Topik III trở lên. Tỷ lệ chuyên cần đạt 90% trở lên.
Câu 2. Tổng kinh phí du học Hàn Quốc là bao nhiêu? Thời điểm nộp thế nào?
Trả lời: Tổng kinh phí đi du học Hàn Quốc là từ 150 đến 190 triệu đồng, bao gồm:
– Chi phí nộp ở Việt Nam khoảng 50 triệu đồng, gồm: phí đào tạo tại Trung tâm, phí hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ, lệ phí thi, phí xin visa, tiền công của công ty. Nộp thành nhiều lần theo bảng kế hoạch công ty sẽ phát cho gia đình ngay sau khi nhập học.
– Chi phí nộp sang Hàn Quốc dao động từ 90 triệu đến 140 triệu đồng, gồm phí xét tuyển, học phí 1 năm, ký túc xá từ 6 tháng đến 1 năm. Nộp khi có giấy báo nhập học của trường Hàn Quốc.
Câu 3. Tại sao lại có khoảng dao động từ 150 đến 190 mà không phải là trọn gói bằng một số tiền cụ thể?
Trả lời: Số tiền dao động bởi vì còn phải phụ thuộc vào học phí và chi phí sinh hoạt của từng trường, từng vùng. Cũng giống như ở Việt Nam, học ở Thái Nguyên có mức chi phí sinh hoạt và học phí khác so với học ở Hà Nội, sang Hàn cũng vậy. Bên cạnh đó, số tiền còn phụ thuộc vào tỷ giá đồng Won (tiền Hàn Quốc) lên xuống theo từng thời điểm.
=> Do đó, số tiền khi tư vấn sẽ không thể là một con số trọn gói được.
Câu 4. Chi phí sinh hoạt và học phí tại Hàn khoảng bao nhiêu 1 tháng?
Tất cả các khoản chi trong một tháng, bao gồm:
– Tiền học phí: khoảng từ 5 đến 7 triệu.
– Tiền nhà ở: từ 3 đến 4 triệu.
– Tiền ăn: từ 3 đến 4 triệu.
– Tiền điện thoại: khoảng 500 nghìn.
– Tiền đi lại: khoảng 500 nghìn.
– Tiền ga, điện, nước: khoảng 500 nghìn.
– Tiền bảo hiểm: khoảng 500 nghìn.
Tổng chi phí sinh hoạt và học phí của DHS tại Hàn Quốc dao động trong khoảng từ 13 triệu đến 17 triệu/tháng, tuỳ từng vùng.
Câu 5. Học phí học tại Hàn Quốc nộp như thế nào?
Trả lời:
– Học phí tại Hàn Quốc có thể nộp theo cả năm hoặc nửa năm/1 lần hoặc theo học kỳ. Trước khi sang Hàn Quốc, gia đình đã nộp cho 1 năm đầu, do vậy năm đầu tiên đi làm thêm không phải nộp học phí và ký túc xá, thay vào đó sẽ tích luỹ để nộp gối đầu cho năm thứ 2, năm thứ 2 đi làm tích luỹ nộp cho năm thứ 3, năm thứ 3 làm thêm nộp cho năm thứ 4…
– Trong quá trình học và làm thêm, nếu du học sinh chịu khó và tiết kiệm thì có thể dư ra để gửi về cho gia đình, đặc biệt đến năm cuối đi làm thêm không còn phải nộp học phí thì có thể hoàn trả số tiền đầu tư ban đầu cho gia đình.
Câu 6. Thu nhập từ việc làm thêm tại Hàn Quốc có đủ để trang trải học phí và chi phí sinh hoạt không?
Trả lời:
– Trường hợp du học sinh chăm chỉ, chịu khó, tiết kiệm và có kế hoạch chi tiêu hợp lý thì “hoàn toàn có thể đủ, thậm chí là dư ra để gửi về phụ giúp gia đình”.
– Trường hợp nếu học sinh lười làm lại chịu chơi (nay đi du lịch chỗ này, mai lại liên hoan gặp gỡ người kia…) thì sẽ không thể đủ. Do vậy phải xác định ngay từ đầu là sang đó phải chăm chỉ, chịu khó và tiết kiệm.
Câu 7. Tổng thời gian du học tại Hàn Quốc là bao lâu?
Trả lời: Tổng thời gian du học tại Hàn Quốc là khoảng từ 3,5 năm đến 5 năm, cụ thể:
– Thời gian học tiếng: tối đa là 1 năm 3 tháng.
– Thời gian học chuyên ngành từ 2 đến 4 năm tuỳ vào nguyện vọng và có thể học vượt để rút ngắn thời gian.
Câu 8. Thời gian học trong năm như thế nào?
Trả lời:
– Thời lượng học: Từ thứ 2 đến thứ 6, học trung bình 4h/ngày.
– Có 2 học kỳ/năm:
+ Kỳ xuân: từ tháng 3 đến tháng 8.
+ Kỳ thu: từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau.
– Có 2 kỳ nghỉ/năm:
+ Kỳ nghỉ hè: nằm trong khoảng tháng 7, tháng 8.
+ Kỳ nghỉ đông: nằm trong khoảng tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
Câu 9. Khi nào thì được đi làm thêm và ai sẽ lo việc làm thêm cho học sinh?
Trả lời:
– Theo quy định của Hàn Quốc, khi nào học sinh nhập cảnh vào Hàn Quốc đủ 6 tháng thì Nhà trường mới cấp giấy phép đi làm thêm cho Du học sinh.
– Việc làm thêm tại Hàn Quốc cũng rất nhiều và đa dạng, du học sinh có thể làm thêm trong các nhà hàng, quán ăn, siêu thị, các xưởng hàng hoá.
– Du học sinh có việc làm thêm bằng các cách sau:
- Trường Hàn Quốc sẽ giới thiệu việc làm cho du học sinh.
- Nhân sự của SGC Gia Lai sẽ hướng dẫn, tìm kiếm và giới thiệu việc làm cho du học sinh.
- Những du học sinh đi trước (học cùng trường hoặc cùng chỗ ở) sẵn sàng giới thiệu việc làm cho du học sinh sang sau (bản chất là người giới thiệu sẽ được chủ nhận người làm thêm trả tiền công giới thiệu).
- Du học sinh có thể tự tìm kiếm và liên hệ phỏng vấn việc làm thêm. Trường hợp này thì sẽ giúp du học sinh rèn luyện kỹ năng giao tiếp và bản lĩnh. Bên cạnh đó có thể lựa chọn công việc làm thêm theo đúng ý của mình.
Câu 10. Khi học sinh xuất cảnh, công ty có hướng dẫn thủ tục tại sân bay không?
Trả lời:
– Trước ngày du học sinh xuất cảnh, công ty sẽ hướng dẫn chuẩn bị hành lý (được mang gì và không được mang gì; quy cách đóng gói hành lý) và các giấy tờ cần mang theo.
– Tại sân bay ở Việt Nam, công ty sẽ bố trí cán bộ để hướng dẫn và làm thủ tục cho du học sinh.
Câu 11. Khi sang tới Hàn Quốc, có ai đón ở sân bay không?
Trả lời:
– Trước khi học sinh bay sang Hàn Quốc thì công ty sẽ hướng dẫn các thủ tục cần thiết phải làm trên máy bay và trong quá trình làm thủ tục nhập cảnh vào Hàn Quốc.
– Tại sân bay Hàn Quốc sẽ có nhân sự của SGC Gia Lai hoặc đại diện trường Hàn Quốc đón học sinh đưa về trường hoặc về ký túc xá.
Câu 12. Trong quá trình học tại Hàn, em có được về VN thăm gia đình không?
Trả lời:
– Du học sinh sau khi sang Hàn có thể về thăm gia đình bất cứ lúc nào khi đã báo cáo và xin phép nhà trường. Đặc biệt, hàng năm ở Hàn có rất nhiều ngày nghỉ lễ hoặc kỳ nghỉ dài giữa các học kỳ, nếu học sinh muốn về thăm gia đình thì có thể lựa chọn những ngày nghỉ đó và đặt vé trước thì chi phí sẽ ít đi rất nhiều.
– Lời khuyên: nếu không có việc quá quan trọng/đột xuất thì du học sinh nên về ít thôi (1 năm hoặc 2 năm 1 lần). Hãy tranh thủ những kỳ nghỉ dài đó để đi làm thêm. Trường hợp về thì lại vừa mất tiền vé đi về, tiền quà cáp, mà lại không có tiền làm trong những ngày nghỉ đó.
Câu 13. Điều kiện để học lên chuyên ngành của Hàn Quốc?
Trả lời: Điều kiện để học lên chuyên ngành của Hàn Quốc là đạt chứng chỉ tiếng Hàn Topik III và tỷ lệ chuyên cần đạt trên 85%.
Câu 14. Nguồn gốc của chữ Hàn và học tiếng Hàn Quốc có khó không?
Trả lời:
– Tháng 12 năm 1443, Vua Sejong đã phân tích âm luật của chữ quốc ngữ thời Trung cổ và sáng tạo nên bộ chữ có tên gọi “Huấn dân chính âm”, năm 1446 nó được hoàn thành và chính thức được ban bố ra toàn dân. “Huấn dân” nghĩa là “dạy cho dân chúng” còn “chính âm” nghĩa là “chữ viết đúng của dân chúng” hay “chữ viết đúng ghi lại tiếng nói của dân tộc”. Chữ Huấn dân chính âm về sau được gọi với tên là Hangul.
– Chữ Hàn là loại chữ có cấu tạo khoa học nhất trên thế giới, dễ viết, dễ học và dễ nhớ. Đối với Việt Nam, tiếng Hàn là một trong những ngoại ngữ dễ học nhất của người Việt.
Câu 15. Đi du học Hàn Quốc có phải đặt cọc không?
Trả lời: Đi du học Hàn Quốc không phải đặt cọc tiền. Chỉ có đi xuất khẩu lao động Hàn Quốc thì mới phải ký quỹ đặt cọc chống trốn
Câu 16. Tôi nghe nói, đi du học Hàn Quốc cần phải chứng minh tài chính. Vậy thủ tục đó cụ thể như thế nào?
Trả lời: Theo quy định của Hàn Quốc, để chứng minh gia đình có đủ điều kiện tài chính cho con đi du học thì gia đình phải có sổ tiết kiệm với số tiền tối thiểu là 10 nghìn đôla (trên 200 triệu). Sổ tiết kiệm này phải được mở tối thiểu trước 6 tháng tính đến kỳ bay. Hiện nay, các trường Hàn Quốc chỉ chấp nhận mở sổ tiết kiệm ở các ngân hàng của Hàn Quốc tại Việt Nam.
Câu 17. Tôi đã từng làm hồ sơ đi du học Nhật Bản nhưng bị trượt COE, vậy tôi có cơ hội đi du học Hàn Quốc nữa không?
Trả lời: Trường hợp đã làm hồ sơ đi du học Nhật Bản nhưng bị trượt COE thì em vẫn có thể đi du học Hàn Quốc nếu đạt các điều kiện của du học Hàn Quốc.
Câu 18. Tôi có người thân (bố/mẹ, anh/chị ruột) đã từng đi XKLĐ Hàn Quốc và cư trú bất hợp pháp sau đó bị trục xuất về nước. Vậy tôi còn có cơ hội đi du học Hàn Quốc nữa không?
Trả lời:
– Người thân của bạn đã từng đi Hàn Quốc và bị trục xuất về nước, bây giờ bạn đăng ký tham gia thì sẽ có ảnh hưởng nhất định. Bởi khi nộp hồ sơ xin visa, ĐSQ Hàn Quốc sẽ nhập vào máy và tra được lý lịch của người thân của bạn đã từng sống bất hợp pháp tại Hàn Quốc. Tùy vào tính chất và thời gian người thân của bạn bị trục xuất mà sẽ xem xét có cho bạn đi hay không.
– Trường hợp người thân của bạn bị trục xuất về nước khi phạm tội nghiêm trọng hoặc thời gian về chưa được 5 năm thì cơ hội có visa là rất thấp. Thông thường nếu người thân của bạn đã về trên 5 năm thì cơ hội bạn xin được visa du học Hàn Quốc sẽ cao hơn 50%.
Câu 19. Tôi có người thân đang du học Hàn Quốc, vậy tôi có thể đăng ký ở cùng người thân được không?
Trả lời:
– Trường hợp DHS có người thân tại Hàn thì có thể đăng ký ở cùng mà không phải ở ký túc xá.
– Điều kiện: phải chứng minh được nhân thân, cung cấp được địa chỉ và số điện thoại của người thân ở Hàn dự kiến ở cùng.
Lưu ý: Thực tế là việc thuê nhà ở ngoài sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với việc ở KTX, do vậy nếu DHS có người thân ở Hàn thì có thể thông báo và đăng ký với công ty để được ở ngoài. Tuy nhiên, có những trường Hàn Quốc quy định 100% du học sinh phải ở trong ký túc xá của trường tối thiểu 6 tháng để dễ quản lý và giúp học sinh nhanh chóng hoà nhập được với cuộc sống tự lập.
Câu 20. Tôi có anh/chị đang học ở trường A tại Hàn Quốc. Vậy tôi có thể đăng ký học tại trường A cùng anh/chị được không?
Trả lời: Em hoàn toàn có thể đăng ký học tại trường A cùng anh/chị. Tuy nhiên, em có vào được trường đó hay không thì còn phải phụ thuộc vào hồ sơ của em và kết quả phỏng vấn của trường A có nhận em hay không.
Lưu ý: Hàn Quốc có rất nhiều trường để DHS lựa chọn, do vậy không nhất thiết cứ phải học cùng trường, thay vào đó có thể lựa chọn trường gần đó, cùng thành phố hoặc cùng ga tàu là được.
Câu 21. Tôi có được lựa chọn trường học tại Hàn theo nguyện vọng không?
Trả lời: Du học sinh hoàn toàn có thể được lựa chọn trường học theo nguyện vọng. Tuy nhiên, có vào được trường đó hay không thì còn phải phụ thuộc vào hồ sơ của học sinh và kết quả phỏng vấn của trường Hàn Quốc có nhận hay không.
Câu 22. Sau khi ra trường, nếu em ở lại Hàn Quốc làm việc thì em được ở lại bao lâu? Khối ngành nào dễ xin việc nhất?
Trả lời: Sau khi tốt nghiệp bạn được ở lại làm việc không giới hạn thời gian. Tuy nhiên việc ở lại sẽ phụ thuộc vào việc bạn có vi phạm pháp luật Hàn Quốc hay không, đồng thời, sau khi tốt nghiệp bạn sẽ có 2 năm để xin việc (visa D10, 6 tháng gia hạn 1 lần). Cơ hội làm việc tại Hàn Quốc là rất cao, đặc biệt là khối ngành liên quan đến kỹ thuật, công nghiệp, nông nghiệp, nhà hàng, khách sạn, nấu ăn… Thu nhập trung bình tại Hàn Quốc khoảng 40 – 60 triệu VNĐ/tháng.
Câu 23. Em có trình độ tiếng Hàn Topik 3 ở Việt Nam rồi thì sang Hàn em có phải học 1 năm 3 tháng tiếng Hàn nữa không, hay là em học luôn chuyên ngành?
Trả lời: Bạn có trình độ Topik 3 rồi thì có thể xin visa D2 để học chuyên ngành ngay sau nhập cảnh và không phải học 1 năm tiếng bên Hàn nữa. Tuy nhiên, SGC Gia Lai khuyên bạn nên học tiếng Hàn ít nhất 6 tháng rồi mới lên chuyên ngành để đảm bảo trình độ tiếng Hàn tốt nhất, Topik càng cao thì cơ hội nhận học bổng mức cao càng lớn.
Câu 24. Công ty có cam kết cho con tôi bay đúng kỳ được không?
Việc bay đúng kỳ của du học sinh còn phụ thuộc vào những việc sau:
– Du học sinh có đủ trình độ và năng lực để đỗ phỏng vấn và có chứng chỉ tiếng theo đúng quy định hay không?
– Các giấy tờ cần thiết của học sinh và gia đình có nộp cho công ty đúng hạn hay không?
– Chứng minh tài chính của gia đình có thực hiện đúng yêu cầu về thời gian, số tiền hay không?
– Tiến độ xét visa của Đại sứ quán có bị chậm hay không?
Câu 25. Trong quá trình học, tôi có được phép chuyển trường khác không?
Trả lời: Theo quy định của phía Hàn Quốc sinh viên có thể được chuyển Trường khác. Tuy nhiên:
– Trong quá trình học tiếng: Phần đa các Trường đều không muốn học sinh chuyển trường. Nếu học sinh kiên quyết chuyển thì sẽ phải tự gia hạn visa, việc nhà trường có trả học phí và KTX còn thừa hay không là do chính sách của Trường.
– Sau khi học tiếng: Sinh viên có thể chuyển Trường khác học. Học sinh nên đăng ký lên học chuyên ngành ngay tại Trường để được hưởng đầy đủ các chế độ, chính sách của Trường mà sang Trường khác lại không có.
– Nếu học sinh chuyển Trường khác mà không có sự đồng ý của Trường và SGC Gia Lai hoặc học sinh chuyển sang Trường khác mà SGC Gia Lai không hợp tác thì sẽ không được sự quản lý và hỗ trợ của SGC Gia Lai nữa.
Câu 26. Trong trường hợp sau khi kết thúc thời gian học tiếng Hàn tại Hàn Quốc mà em không đạt trình độ Topik 3 thì sao?
Trả lời: Sau khi học 1 năm 3 tháng tiếng Hàn mà bạn chưa có TOPIK 3 thì bạn vẫn được nhà trường cho đăng ký khóa tiếng Hàn bổ sung để đạt trình độ đó. Khi đạt TOPIK 3, bạn mới có thể lên học chuyên ngành còn nếu không lên được chuyên ngành, bạn phải về nước vì không gia hạn được visa. Tuy nhiên, tiếng Hàn rất dễ học, vậy nên trường hợp không đạt Topik 3 sau khi kết thúc thời gian học tiếng là rất ít hoặc không có trường hợp nào.
Câu 27. Sang bên Hàn Quốc em muốn đi khám sức khoẻ thì như thế nào, bảo hiểm có hỗ trợ gì không?
Trả lời: Tại Hàn Quốc, trình độ kỹ thuật và chuyên môn cũng như dịch vụ y tế cao hơn ở Việt Nam. Sinh viên quốc tế sang Hàn Quốc đều sẽ tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc nên khi tham gia thăm khám bệnh thì bảo hiểm sẽ có trách nhiệm chi trả theo quy định.
Câu 28. Tiền lương làm thêm tại Hàn Quốc có đáp ứng được cho nhu cầu sinh hoạt và học tập không?
Chi phí du học sinh phải bỏ ra hàng tháng bao gồm cả sinh hoạt và học tập là từ 600 đến 750 USD/ tháng. Với số tiền mà du học sinh đi làm thêm được từ 850 – 1300 USD/tháng thì du học sinh sẽ có thể trang trải được học phí và chi phí sinh hoạt trong suốt cả quá trình học tập.
Câu 29. Các công việc mà du học sinh tại Hàn Quốc làm thêm là gì?
Trả lời: Do Hàn Quốc là quốc gia dân số già, thiếu lực lượng lao động nên việc làm thêm tại Hàn Quốc rất nhiều, du học sinh có thể làm các công việc như:
– Làm thêm trong các siêu thị: đứng bán hàng, thu ngân hoặc kiểm tra sản phẩm;
– Làm trong các nhà hàng, quán ăn: phụ bếp, bồi bàn;
– Làm trong các xưởng cơm hộp, bánh ngọt;
– Làm trong các xưởng chế biến thực phẩm: nhặt rau, củ, quả; đóng gói;
– Làm trong các xưởng hàng hoá: phân loại, xếp dỡ, bê, bốc hàng hoá.